100% tuyệt đối an toàn
Vận chuyển nội thành
0913.92.75.79
Trong 07 ngày
NHỮNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN NÀO ĐANG TÍCH HỢP TRÊN Ô TÔ
Các hãng sản xuất ôtô trên thế giới đang ngày khiến lái xe rảnh tay hơn khi tích hợp hàng loạt tính năng mới, trong số đó là công nghệ tự lái thông minh.
1. Điều khiển xe hơi bằng giọng nói
Một trong những công nghệ mở đầu và cũng là phổ biến nhất cho xu hướng này phải kể tới điều khiển xe hơi bằng giọng nói. Cũng như những công nghệ khác được kể tới trong bài, điều khiển xe hơi bằng giọng nói cho phép các lái xe có thể rảnh tay hơn, mắt nhìn đường mà đôi khi không cần sử dụng tới vô lăng.
Trên thực tế, công nghệ này cũng xuất hiện trên hàng loạt các thiết bị điện tử khác như điện thoại thông minh, máy tính, hay thậm chí là điều hoà nhiệt độ với các chức năng bật/tắt, thực hiện cuộc gọi,... Còn đối với xe hơi, bằng việc giao tiếp với ôtô, người dùng có thể thực hiện các thao tác cơ bản như trả lời điện thoại, chuyển bài hát, điều chỉnh điều hoà, xem nhiệt độ, tìm địa điểm, vận hành đơn giản bảng điều khiển,…
Hiện GM, Toyota, Honda đều đã tích hợp Siri trên các mẫu xe của mình. Ngoài ra, Chrysler, Mercedes, Audi, BMW và Jaguar/Land Rover cũng đồng ý sử dụng Siri trên hệ thống thông tin giải trí của các xe do các hãng này sản xuất.
Cũng tương tự như Siri, Dragon Drive của tập đoàn công nghệ nổi tiếng tại Mỹ phát hành cũng giúp lái xe giao tiếp với xe hơi nhưng có điểm nổi bật là không hề giới hạn với bất kỳ nhà sản xuất nào. Tuy mới chỉ thực hiện được vài thao tác đơn giản là bật/chuyển nhạc, xem nhiệt độ ngoài trời,… nhưng nhà sản xuất khẳng định khi được áp dụng công nghệ điện toán đám mây thì nó sẽ không hề thua kém gì sản phẩm của Apple.
Tuy vậy, Tổ chức An toàn Giao thông Mỹ AAA vừa công bố kết quả cuộc điều tra cho thấy phần lớn người dùng tỏ ra chán nản với công nghệ điều khiển giọng nói bởi ngay cả cái tên được coi là thành công như Siri của Apple cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% yêu cầu. Nguyên nhân nằm ở sự khác biệt giọng nói theo vùng miền, cách dùng từ khác nhau, tiếng ồn trong xe gây nhiễu. Chính sự cố gắng của lái xe trong việc thao tác thành công công nghệ này lại đang khiến họ mất tập trung hơn cả khi dùng điện thoại bằng tay.
Song cũng không thể phủ nhận động thái bổ sung công nghệ điều khiển bằng giọng nói này vào xe hơi đang thể hiện sự nỗ lực của các nhà sản xuất trong việc nâng cao sự an toàn cũng như tiện ích của người sử dụng, đồng thời tăng tính cạnh tranh của họ trên thị trường xe hơi đang ngày một chật chội hơn.
2. Apple CarPlay
Một cố gắng khác của hãng “Táo khuyết” là CarPlay. Đây gần như là một bước thay đổi nhằm biến công nghệ điều khiển xe hơi bằng giọng nói trở nên hoàn hảo hơn. Theo đó, CarPlay sẽ cho phép iPhone được đồng bộ hoá với hệ thống thông tin giải trí trên xe khi điện thoại đang được sạc pin. Khi đó, iPhone có thể được kiểm soát bằng giọng nói thông qua màn hình cảm ứng hoặc bảng điều khiển trên vô lăng. Thông qua CarPlay, người dùng cũng có thể dùng Siri, dịch vụ định vị Apple Maps,…
Công nghệ này của Apple sẽ cạnh tranh với hệ thống của Ford Sync, cũng như MirrorLink (xử lý được cả trên Android, Windows hay BlackBerry chứ không chỉ iOS như CarPlay) và GENIVI. Hồi đầu năm nay, Google cũng đã công bố sẽ bắt đầu dịch vụ Open Automotive Alliance (OAA) và một chuẩn mới sẽ được gọi là “Android Auto”.
Theo công ty nghiên cứu thị trường ABI Research mới đây, CarPlay sẽ thống trị thị trường xe hơi thông minh với việc sẽ được cài đặt trên khoảng 24 triệu ôtô trên toàn cầu. Cả Ford, BMW, Audi, Mercedes, Jaguar/Land Rover, Toyota, Nissan và Volvo đều từng tuyên bố có kế hoạch cài đặt công nghệ của Apple trên các dòng xe mới của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa các hãng sản xuất ôtô không sử dụng các công nghệ cạnh tranh. Điển hình như Mercedes dù có tích hợp CarPlay cho iPhone 5 tại các mẫu xe giới thiệu tại Geneva hồi đầu năm nhưng cũng tuyên bố hỗ trợ đầy đủ cho MirrorLink với cùng mục đích.
3. Điều khiển xe bằng sóng não
Thoạt đầu nghe tới công nghệ này có thể vô lý nhưng Hội chơi xe Hoàng gia Tây Úc (RACWA) đã thành công trong việc tạo ra hệ thống lái xe thông minh này và áp dụng trên xe của Hyundai.
Cụ thể hơn, các nhà sáng chế của Úc đã chế tạo ra một thiết bị tinh vi có khả năng đọc được sóng não của người dùng. Thiết bị này có hình dạng không khác là mấy so với một tai nghe nhưng có thêm tới 14 điểm tiếp xúc với trán trước, thái dương, đỉnh đầu và vùng nhận thức của não bộ. Thiết bị này sau đó sẽ được kết nối với xe Hyundai i40 – vốn là bản Sonata tại Việt Nam. Một khi sóng não giảm dần hoặc tốc độ chớp mắt giảm dần vì buồn ngủ hay mất tập trung, hệ thống sẽ tự động giảm tốc độ của xe xuống khoảng 15km/h. Khi lái xe trở lại bình thường, hệ thống lại tự động trở về chế độ lái xe như ban đầu.
Trước đó, năm 2013, một số nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu công nghệ BrainDriver, sử dụng máy quay, radar và các cảm biến laser, cung cấp hình ảnh 3D đầy đủ về môi trường xung quanh cho máy tính của xe. Tương tự RACWA, tài xế sẽ phải đeo một cảm biến, có các điện cực đặt trên da đầu đóng vai trò như đường truyền không dây, kết nối ý nghĩ của người điều khiển với máy tính. Có 16 bộ cảm biến tương ứng với 16 điện cực để thu nhận và xử lý các tín hiệu từ não bộ, rồi truyền đến máy tính trung tâm xử lý. Có điều, cho đến thời điểm đó, người lái vẫn đang phải làm quen với hệ thống, nghĩa là tập điều khiển xe bằng ý nghĩ, sang trái hoặc phải hoặc chạy nhanh hay chậm hay dừng lại.
4. Công nghệ “tự lái hoá” ôtô thường
Cruise Automation tại Mỹ từng không được quá nhiều người trên thế giới biết tới. Nhưng kể từ phát minh biến ôtô thường thành xe tự lái thì hãng này đã trở nên nổi tiếng hơn. Sản phẩm của hãng là bộ kit Cruise RP-1 gồm một bộ cảm biến cần gắn lên nóc xe, thiết bị truyền động, máy tính có tổng giá trị là khoảng 10.000 USD. Mức giá này rẻ hơn rất nhiều so với những xe tự lái khác như của Google với mức 75.000 USD.
Để sử dụng, bộ cảm biến cần được đặt trên nóc xe. Người dùng sau đó cần lái đúng làn đường sau đó đặt chế độ kiểm soát phanh và chân ga cũng như tay lái cho hệ thống. Những hình ảnh thu được từ bộ cảm biến sẽ truyền về hệ thống máy tính để điều phối hoạt động của các bộ phận trên xe. Chỉ cần một tác động nhỏ vào chân phanh và chân ga, hoặc vô lăng, lái xe có thể chuyển chế độ tự lái về chế độ lái bằng tay.
Theo kế hoạch được công bố, hệ thống này sẽ được sản xuất hàng loạt trong năm tới nhưng mới chỉ thích hợp với các xe của Audi, trong đó có mẫu A4 và S4. Hãng cũng tiết lộ sẽ kết hợp với các nhà sản xuất xe hơi khác nhằm mở rộng thị trường nhưng khoảng thời gian “kết đôi” dự kiến mất từ 3-5 năm nữa.
5. Đọc tâm trạng người lái
Đi trước cả các hãng công nghệ, Toyota đã giới thiệu mẫu xe ý tưởng mang tên FV, có khả năng “đọc” được tâm trạng của người lái. Thông qua các biểu cảm trên khuôn mặt mà chiếc xe biết được tâm trạng của người lái mà đưa ra các ứng xử phù hợp, mà ở giai đoạn đầu tiên là tăng hay giảm tốc nhằm giữ an toàn cho xe. Thậm chí, thân xe còn thay đổi màu sắc theo tâm trạng của người lái. Ngoài ra, để điều khiển FV2, lái xe không cần tới vô lăng, chỉ việc sử dụng các chuyển động của cơ thể, chẳng hạn nghiêng trái phải để rẽ hay vươn tới trước nếu muốn tăng tốc.
Mới nhất, trong tháng 9, Seeing Machines, một công ty của Úc, đã ký với hãng chế tạo thiết bị an toàn hàng đầu thế giới là Takata hợp đồng cung cấp thiết bị theo dõi chuyển động đầu của người lái. Thiết bị đưa ra cảnh báo khi người lái không dành thời gian quan sát xung quanh, có nghĩa là không chỉ khi ngủ gật, mà cả khi mải xem video hay nhắn tin bằng điện thoại, người lái đều có thể bị nhắc nhở.
Theo Seeing Machines, hệ thống sử dụng camera với các thuật toán có thể xác định được một số hành vi của con người, như chuyển động của đầu hay số lần chớp mắt, từ đó xác định gần như chính xác điểm quan sát của người lái. Công ty này còn cho biết đang đầu tư vào công nghệ có thể biết người lái đang suy nghĩ căng thẳng ra sao bằng cách đo sự giãn nở của đồng tỷ, kết hợp với nét mặt và thông tin về độ cồn trong máu, nhịp tim
Mọi thông tin cần hỗ trợ,vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM
Hotline: 0913.92.75.79 ( Mr Cường )
Tel: 08.62.864.999 - 0913.92.75.79
Chúc các bạn thành công !